Ada, một ngôn ngữ lập trình ra đời vào cuối những năm 70, đã lọt vào top 10 của Bảng xếp hạng TIOBE vào tháng 7 năm 2025.
Sự trở lại bất ngờ của ngôn ngữ “lão làng” này khiến các nhà phát triển tranh luận liệu đây chỉ là sự may mắn nhất thời hay khởi đầu cho một cuộc trở lại đầy nghiêm túc.

Thêm dầu vào lửa không ai khác chính là Paul Jansen, CEO củaTIOBE.
Trong bản cập nhật mới nhất, ông chỉ ra rằng trong khi các “ông lớn” như Python và Java vẫn đứng vững ở top đầu, thì sự cạnh tranh thực sự đang diễn ra với các ngôn ngữ kinh điển.
Những ngôn ngữ như Visual Basic, Fortran và Ada đều đang tranh giành vị trí.

Jansen tỏ ra thích thú trước việc các ngôn ngữ lâu đời này vẫn giữ vững vị thế trước các ngôn ngữ mới.
“Rust, Kotlin, Dart và Julia đâu rồi?” ông băn khoăn, rồi nói thêm:
“Rõ ràng các ngôn ngữ đã thành danh đang rất hot.”

Tuy nhiên, khi được hỏi sẽ đặt cược vào ngôn ngữ lâu đời nào trong cuộc đua sinh tồn, Jansen chọn Ada.
Tại sao?
Trong một thế giới ngày càng quan tâm đến bảo mật, ông tin Ada là “ứng viên sống sót tốt nhất” vì được xây dựng từ đầu cho các hệ thống siêu bảo mật, đòi hỏi an toàn cao.
Tháng này, Ada đứng vị trí thứ 10 trên Bảng xếp hạng TIOBE.

Dĩ nhiên, không phải ai cũng coi các bảng xếp hạng này là chân lý.
Chỉ cần dành năm phút trên bất kỳ diễn đàn developer nào, bạn sẽ thấy đầy sự hoài nghi.

Một số lập trình viên cho rằng cách TIOBE tính toán bảng xếp hạng, sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google hay thậm chí Amazon, không phản ánh chính xác những gì giới chuyên nghiệp sử dụng hàng ngày.
Đó là một ý kiến hợp lý;
một hệ thống xếp hạng khác là PYPL, theo dõi lượt tìm kiếm hướng dẫn lập trình, cho ra top 10 hơi khác.

Dù vậy, nhiều người trong giới cho rằng đây không chỉ là một sự biến động thống kê.
Họ tin rằng sự trỗi dậy của Ada liên quan đến những thay đổi thực sự trong ngành.
Tin đồn cho rằng lĩnh vực hàng không vũ trụ, vốn đã chuyển sang C++, giờ đang quay lại với Ada.
Ngành công nghiệp ô tô cũng có những tín hiệu tương tự.

Có vẻ như để xây dựng phần mềm không được phép thất bại
– dù là máy bay, xe tự lái, tên lửa hay bất cứ thứ gì quan trọng
– danh tiếng về độ ổn định của Ada đang chiếm ưu thế.
Việc Nvidia giờ đây cũng thử nghiệm Ada chỉ càng thêm phần “đổ dầu vào lửa”.

Tuy nhiên, liệu có lý do đơn giản hơn cho sự nổi tiếng này?
Một số nghi ngờ liệu có phải do nhầm lẫn với đồng tiền mã hóa Cardano (ADA) hay không.
Nhưng người khác nhanh chóng bác bỏ ý kiến này, chỉ ra rằng thời điểm không khớp.
Hơn nữa, họ nói, chỉ cần nhìn vào lượng người tham dự ngày càng đông tại các sự kiện dành riêng cho Ada là đủ thấy sự quan tâm là có thật.

Ada từng mất đi vị thế vào đầu những năm 2000 do công cụ đắt đỏ và thiếu hụt nhà phát triển.
Nhưng giờ đây, những thế mạnh cốt lõi của nó đang trở lại thời thượng.
Khi thế giới ngày càng phụ thuộc vào phần mềm phức tạp, nhu cầu về mã bảo mật, đáng tin cậy trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Vậy, khoảnh khắc dưới ánh đèn sân khấu của Ada là cơn hoài niệm thoáng qua, hay dấu hiệu cho thấy chúng ta cuối cùng cũng nhận ra giá trị của việc xây dựng những thứ bền vững?
Hiện tại, ngôn ngữ “lão làng” này đã trở lại cuộc chơi.

Xem thêm:NSA và CISA kêu gọi chuyển sang các ngôn ngữ cải thiện an toàn bộ nhớ

Tags:ada , coding , cybersecurity , development , languages , programming , security , tiobe

Đăng ký kênh youtube để ủng hộ Cafedev nha các bạn, Thanks you!