Chào tất cả các bạn. Hôm nay, Cafedev sẽ giới thiệu và chia sẽ cho các bạn một trong những kiến thức khá quan trong và hữu ích cho những ai đã và đang chuẩn bị phát hành ứng dụng của mình lên App Store. Một số quy tắc khá hay về Keywork, một trong những yếu tố luôn luôn gắn liền với app của bạn và tạo nên tên tuổi cho nó trước nhiều người dùng.

Trước khi phát hành app lên App Store, việc lựa chọn các keyword (từ khóa) một cách khôn ngoan là vô cùng quan trọng. Những keyword của bạn sẽ xác định những tìm kiếm nào giúp cho ứng dụng của bạn được tìm thấy, và các tìm kiếm chiếm tới 70% khả năng ứng dụng được người dùng khám phá, do đó tầm quan trọng của keywords đối với App Store Optimization (Tối ưu hóa cửa hàng ứng dụng Apple) là không thể chối cãi. Với suy nghĩ dó, dưới đây là một số quy tắc về keyword khi làm việc với App Store và các cách tốt nhất mà bạn sẽ muốn biết khi tối ưu hóa ứng dụng của mình.

I. Tổng quan về Keyword

Trên App Store của Apple, bạn được cung cấp ba khu vực để khai báo các keywords là: title, subtitle, và keyword bank (nơi chúng ta có thể nhập cả một danh sách các keywork). Mỗi trường trong số này đều có giới hạn nghiêm ngặt về ký tự, vì vậy để có thể tận dụng tối đa những không gian được cung cấp này, bạn nên cố gắng tìm ra các cấu trúc và sự kết hợp mà sử dụng được càng nhiều ký tự trong các trường đó càng tốt.

  • Title: 30 ký tự
  • Subtitle: 30 ký tự
  • Keyword bank: 100 ký tự

Có thể cần pha trộn và kết hợp một chút để có thể tìm ra những tổ hợp ký tự tốt nhất – Phần title và subtitle là hai phần dễ gây chú ý tới người dùng nhất nên cần đưa ra được những keywords giá trị, trong khi vẫn giữ được sự chặt chẽ, mạch lạc. Mặc dù những keywords còn lại có thể điền đủ vào keyword bank – nhưng mục tiêu chính phải là điền vào phần metadata những từ có giá trị và có tính liên quan cao.

Một keyword chỉ cần xuất hiện một lần trong bất kỳ trường nào trong số này để Apple xác định được nó chính là một keyword dành cho ứng dụng. Việc lặp lại cùng một keyword trong nhiều trường sẽ chỉ làm lãng phí không gian mà có thể được sử dụng để gia tăng sự đa dạng của các keywords.

  • Title

Apple cung cấp 30 ký tự cho trường title. Mặc dù nhiều ứng dụng chỉ sử dụng trường title để điền duy nhất tên của ứng dụng, nhưng tốt hơn hết ta nên ghi thêm nhiều thông tin bổ sung khác vào sau phần title. Điều này giúp tận dụng được nhiều keywords hơn, do đó giải phóng thêm không gian cho phần subtitle và keyword bank để sử dụng và cung cấp được thêm nhiều thông tin gây chú ý tới người dùng.

Chẳng hạn, nếu có một ứng dụng chia sẽ kiến thức và thông tin cho dev có tên là “Cafedev.vn”, có thể thấy rằng phần title của ứng dụng này chỉ sử dụng 10 ký tự. Nếu thay đổi một chút để title này trở thành “Cafedev.vn – Nơi dành cho developer”, ta sẽ sử dụng được tất cả 30 ký tự, giúp ứng dụng có thể nhắm vào những keywords trọng tâm, dễ gây chú ý như “cafedev” và “developer”, cho phép người dùng đang xem ứng dụng biết ngay được rằng mục đích của ứng dụng này là gì. Tuy nhiên, nếu phần title trông giống như một danh sách các keywords, Apple có thể từ chối vì lý do nhồi nhét quá nhiều keywords giống nhau, nội dung trong phần title cần phải có thể đọc được một cách tự nhiên, trong khi vẫn chứa được các keyword gây chú ý với người dùng mà ta muốn.

  • Subtitle

Tiếp sau phần title, Apple đã đặt ra phần subtitle cũng với 30 ký tự. Phần không gian này giúp cung cấp thêm thông tin về ứng dụng cho người dùng xem, nhưng nó cũng được sử dụng để lập chỉ mục cho từ khóa (keyword indexation).

Phần subtitle phải chỉ ra được những lợi ích và mục đích của ứng dụng, trong khi vẫn tập trung được vào các keywords quan trọng. Ví dụ: Ứng dụng chia sẽ kiến thức và thông tin cho dev đã nêu trên, trên lý thuyết có thể sử dụng một subtitle là “Chia sẽ kiến thức và thông tin cho dev”. Trong trường hợp này, nó đọc giống như một khẩu hiệu mạch lạc trong khi vẫn có thể bổ sung các từ ngữ mới cho phần title.

  • Keyword bank

Phần keyword bank cung cấp 100 ký tự cho tất cả các từ ngữ mà ứng dụng muốn nhắm mục tiêu đến. Có thể sử dụng phần này dành cho: Các keywords nghe có vẻ đặt không đúng chỗ nếu được sử dụng trong phần title và subtitle, các biến thể của các keywords khác, v.v…

Mặc dù phần keyword bank cung cấp thêm nhiều không gian hơn phần title hoặc subtitle, nên việc tận dụng được không gian này càng nhiều càng tốt là vô cùng quan trọng. Các keywords nên được phân tách bằng dấu phẩy và không có khoảng trắng (dấu cách) được thêm vào. Sử dụng cả dấu phẩy và khoảng trắng sẽ chỉ làm ta tốn thêm ký tự mà không mang lại hiệu quả gì.

II. Nghiên cứu từ khóa

Khi lựa chọn keywords, có một vài nguyên tắc cốt lõi mà bạn sẽ muốn ghi nhớ:

  • Có phải người dùng đang tìm kiếm nó?
  • Liệu nó có liên quan đến ứng dụng hay không?

Nếu một keyword cực kỳ liên quan tới ứng dụng, nhưng không có người dùng nào đang tìm kiếm nó, vậy thì keyword này cũng sẽ không cung cấp được nhiều khả năng hiển thị trong kết quả tìm kiếm. Mặt khác, nếu có một keyword phổ biến, nhưng chỉ hơi liên quan một chút với ứng dụng, người dùng có thể sẽ ít tải về ứng dụng này, ngay cả khi họ nhìn thấy nó trong các kết quả tìm kiếm. Một keyword tốt là một keyword mà người dùng sẽ sử dụng trong các tìm kiếm và có thể kết nối,liên quan trực tiếp với ứng dụng. Nếu ứng dụng của bạn sử dụng từ khóa đó trong phần title hoặc văn bản chú thích trên ảnh chụp màn hình giới thiệu ứng dụng, thì điều đó thậm chì còn tốt hơn, vì nó cho người dùng thấy được mối quan hệ trực tiếp tới truy vấn tìm kiếm của họ.

Để tìm ra những từ khóa nào là phổ biến, bạn sẽ cần tới chính phần mềm thông minh là App Store để có thể xác định được những từ khóa có tỷ lệ tìm kiếm cao và hành vi người dùng. App Store cũng giúp nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh và xem họ được xếp hạng cho những keywords nào – điều này có thể cung cấp các hiểu biết có giá trị về những keywords mà bạn có thể đã bỏ qua, hoặc khám phá những keyword mới, có giá trị liên quan đến ứng dụng của bạn.

Có thể thấy rằng, sự cạnh tranh trên thị trường ứng dụng là rất khốc liệt, Apple đã đưa ra một lời khuyên trên trang dành cho nhà phát triển:

Cần cân nhắc sự đánh đổi giữa việc có được thứ hạng tốt ở các từ khóa ít phổ biến, và việc có được thứ hạng thấp hơn ở các từ khóa phổ biến. Các từ khóa chức năng, phổ biến như “jobs”, “text”, hay “social” có thể thu hút nhiều lượng truy cập, nhưng phải chịu sự cạnh tranh cao trong bảng xếp hạng. Các từ khóa ít phổ biến hơn có thể đồng nghĩa với lượng truy cập thấp hơn, nhưng sẽ có ít cạnh tranh hơn.

Rất khó để đạt được sự cân bằng tuyệt đối, nhưng một khi bạn đã xác định được những keywords mà mình muốn nhắm mục tiêu đến, bạn sẽ biết cách tận dụng những trường metadata của App Store để đưa ra được những keywords mục tiêu tốt nhất hướng đến người dùng.

III. Quy tắc cần nhớ

Nhìn chung, có một vài khía cạnh chính cần nhớ khi tiến hành chuẩn bị các keywords dành cho ứng dụng trên App Store. Tận dụng toàn bộ những phần không gian được cung cấp như title, subtitle, và keyword bank, và tránh lặp lại những keywords đã có. Chỉ phân tách những keyword bên trong keyword bank bằng dấu phẩy, thay vì sử dụng kết hợp cả dấu phẩy và khoảng trắng (dấu cách). Đảm bảo các keywords trong phần title và subtitle thu hút được sự chú ý của người dùng, và các keywords này nên là những từ ngữ có giá trị, cung cấp các thông tin trọng tâm về ứng dụng. Và quan trọng nhất: Hãy nghiên cứu các keywords của bạn một cách khôn ngoan và cố gắng chọn ra những keywords có khả năng tác động tới sự quan tâm/chú ý của người dùng.

Chọn được những keywords phù hợp có thể tạo ra sự khác biệt lớn đối với thành công của một ứng dụng, nhưng biết cách sử dụng chúng cũng rất quan trọng. Hiểu được các quy tắc về keywords khi làm việc với App Store có thể giúp bạn thành công trong việc tối ưu hóa khả năng ứng dụng của bạn được nhiều người dùng khám phá.

Đăng ký kênh youtube để ủng hộ Cafedev nha các bạn, Thanks you!