Chào các bạn hôm nay cafedev chia sẻ cho các bạn cách để chọn một con laptop hay PC có cấu hình ngon để đáp ứng nhu cầu học lập trình cũng như làm các dự án trong tương lai, nhưng lại không vượt quá số tiền bạn đang có. Để chọn được con laptop ngon theo yêu cầu trên thì chúng ta cần phải biết điều gì?. Sau đây cafedev chia sẻ các tiêu chí để chọn laptop phù hợp nhất đối với mình và gợi ý giúp bạn vài laptop phù hợp nhất trong năm 2020 này cho ace nào muốn mua(đang review…).
Trước tiên bạn phải xác định được nhu cầu của bạn dùng laptop hay PC để làm gì?
- Chỉ để học lập trình
- Vừa học và vừa làm luôn
Nếu chọn cái đầu thì chúng ta không nên xài máy cấu hình quá cao làm chi, hơi phí vì khi học mình chỉ làm các dự án nhỏ và máy tầm trung có thể đáp ứng được nhu cầu đó. Để tiền làm chuyện khác, đầu tư học thêm.
Tuy nhiên với những ai lựa chọn cái thứ 2 để phục vụ luôn nhu cầu làm việc thì nên dùng hết số tiền bạn đang có và dôi thêm một tý cho các phụ kiện kèm theo(Thường thì nó được khuyến mãi kèm theo như chuột, lót chuột, vệ sinh máy,….)
Nếu bạn có 19tr-20tr có thể truy cập đây để xem các dòng máy đáng mua.
Chúng ta chỉ cần tập trung vào 3 tiêu chí sau đây:
- Cấu hình
- Một số yếu tố khác
- Màu sắc, kiểu dáng
Lập trình viên là dân kỹ thuật, nên bắt buộc phải ưu tiên dùng máy cấu hình cao nhất với số tiền bạn đang có, sau đó mới xem tới một số yếu tố khác như pin, bàn phím, màn hình…. Theo kinh nghiệm, các dòng máy có cấu hình cao thường có khối lượng lớn hơn máy có hình thấp và tiết kiệm pin(cho các dòng máy thế hệ mới hiện nay). Và cuối cùng là vẽ bề ngoài của máy.
Và hãy luôn nhớ đối với một lập trình viên:
Laptop lập trình là điều quan trọng nhất, còn những thứ khác có hay không có, không quan trọng!
Có hai thứ mà lập trình viên giỏi nào cũng phải có. Thứ đầu tiên là một người thầy giỏi, động viên và dẫn dắt ta đi đúng hướng. Thứ còn lại chính là một chiếc laptop nhanh, bền, tốt, luôn bên ta trên suốt quãng đường học tập và lập trình.
Nội dung chính
1. Cấu hình
Hãy chọn mua máy tính có cấu hình mạnh nhất với ngân sách mà bạn có. Việc sở hữu một máy tính có cấu hình đủ mạnh sẽ mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích, như xử lý nhanh chóng giúp tiết kiệm thời gian, hạn chế tình trạng giật lag, đảm bảo sự bền bỉ khi phải xử lý thường xuyên các tác vụ nặng…
CPU: Kinh nghiệm chọn CPU càng mạnh, càng mới thì càng tốt. Mỗi năm, các nhà sản xuất vi xử lý đều cố gắng nâng cấp các sản phẩm của mình, nhằm mang lại hiệu suất tốt hơn, trải nghiệm tốt hơn, và tiết kiệm điện hơn. Một chip xử lý Intel Core i5 thực tế là đã đủ dùng rồi, nhưng nếu ngân sách không phải là rào cản lớn đối với bạn, hãy chọn dòng chip Core i7 hoặc i9 để có được hiệu năng tốt hơn.
GPU: GPU không phải là yếu tố quá quan trọng, vì nhiều mẫu card onboard hiện nay có chất lượng rất tốt, đủ dùng để lập trình. Tuy nhiên, nếu bạn là kỹ thuật viên lập trình game hoặc lập trình những sản phẩm chuyên về hình ảnh, hãy chọn những mẫu máy có card đồ họa rời để có được trải nghiệm testing và làm việc tốt nhất.
RAM: Càng nhiều càng tốt. Các phần mềm lập trình thường nặng và ngốn RAM, chưa kể đến việc bạn thường phải mở nhiều tác vụ cùng một lúc. Về cơ bản, 1 thanh RAM có dung lượng 8GB là đã đủ dùng rồi, nhưng nếu dư dả hơn về ngân sách, hãy chọn thanh RAM có dung lượng 8 hoặc 32GB.
Ổ cứng: Mặc dù có mức giá rẻ hơn, nhưng HDD thực sự đã lỗi thời, cho tốc độ đọc ghi rất kém. Hãy chọn mua những mẫu máy được trang bị loại ổ cứng tối ưu nhất hiện nay như SSD NVMe, Intel Optane…, có hỗ trợ khe cắm bổ sung để có thể nâng cấp khi cần.
2. Một số yếu tố khác
Sẽ rất sai lầm nếu chỉ chú trọng đến cấu hình khi chọn mua máy tính cho dân kỹ thuật, lập trình viên mà bỏ qua những yếu tố khác. Cấu hình là yếu tố quan trọng nhất, đúng, nhưng chính những thành phần khác như màn hình, bàn phím, tản nhiệt, pin… mới là thứ bạn tương tác trực tiếp, ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm lập trình. Thử tưởng tượng xem, mọi thứ sẽ tồi tệ như thế nào nếu bạn phải lập trình trên chiếc màn hình rỗ, bàn phím “cùi”, tỏa nhiệt nóng, yếu pin?
- Màn hình: Hãy chọn màn hình có kích thước đủ lớn, hiển thị rõ nét, độ phân giải ít nhất đạt Full HD.
- Bàn phím: Thao tác thoải mái, độ nảy tốt, hành trình phím rộng, kích thước vừa đủ để hạn chế tình trạng gõ nhầm.
- Tản nhiệt: Hãy chọn mẫu máy có hệ thống tản nhiệt tốt, đảm bảo quá trình sử dụng không quá nóng, không ảnh hưởng đến các linh kiện khác bên trong.
- Dung lượng pin: Không cần phải quá lớn đâu, nhưng đảm bảo đủ dùng trong 1 ngày là được. Tất nhiên, bạn có thể cắm sạc cả ngày, nhưng như thế lại ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy thì không hay.
- Trọng lượng: Nếu bạn chọn mua laptop để lập trình, hãy cân nhắc đến yếu tố trọng lượng. Những chiếc máy có cấu hình mạnh thường không quá mỏng hoặc nhẹ, nhưng cần phải đủ thoải mái để quá trình mang vác dễ chịu hơn.
- Độ bền: Máy có bền hay không, bảo hành bao lâu? Laptop sẽ theo bạn ít nhất 4 năm đại học nên hãy hỏi bạn bè xem hãng đó máy đó xài bền hay mau hỏng, chế độ bảo hành thế nào?
- Giá: Giá cả ra sao? Có phù hợp túi tiền không?
3. Màu sắc và thiết kế của máy
Phần này cafedev không chém gió nhiều tùy vào sở thích màu sắc, phong thuỷ, mạng gì đó của mỗi người mà chọn màu phù hợp với mình.
Nhưng ace nên chọn con máy có thiết kế các cổng USB hoặc ngoại vi không quá gần nhau, để dễ dàng dùng tất cả các cổng trong cùng một lúc và nên hạn chế chọn cục sạc có 3 chân, vì mắc công mua thêm cổng chuyển khá phiền phức khi di chuyển.
Vấn đề quan trọng bạn cần chúng ý nữa là nơi mua, nên mua các cửa hàng lớn, trung tâm điện máy lớn và uy tín trong bảo hành, lỡ xui mua trúng máy bị lỗi, nếu bạn mua cửa hàng lớn, uy tín và được bảo hành chính hãng thì rất khoẻ. Nếu mua chỗ nhỏ, không uy tín, khi đi bảo hành sẽ rất chậm, có khi hẹn này nọ làm chúng ta rất mất thời gian, công sức trong khi đang cần máy cho công việc của mình. Điều này cực kỳ bực mình và mệt mỏi, giờ lỡ mua rồi thì chịu thôi. Kinh nghiệm là nếu bạn so sánh giá, nếu máy cao hơn vài trăm hoặc 2 triệu đổ lại thì nên ráng mua chỗ uy tín để tránh phiền phức về sau. Thường thì mấy chỗ bán uy tin sẽ có các dịch vụ khách hàng, bảo hành rất tốt vì sự cạnh tranh lẫn nhau nên buộc họ làm vậy.
4. Phần kết
Xét cho cùng, laptop chỉ là công cụ để học lập trình. Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ thế nào còn tùy thuộc vào bản thân mỗi người!
Bạn có laptop xịn 40-50 triệu mà chỉ dùng để suốt ngày chơi game, lướt Facebook thì cũng chỉ tổ phí tiền, còn không bằng thằng bạn chỉ có laptop 6-7 triệu nhưng dùng để học tập, làm việc và giải trí thì quá tốt.
Hi vọng bài viết giúp các bạn lựa chọn được người bạn ưng ý trên con đường lập trình của mình nhé.
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm nhiều thì có thể tham khảo các bài review chi tiết từng dòng máy với số tiền bạn đang có tại trang này.
Bây giờ, bạn có thể tự tin vào đây để bắt đầu tìm hiểu và chọn laptop phù hợp cho mình:
Chào thân ái và quyết thắng.