Trong bài hướng dẫn này, chúng ta sẽ tìm hiểu về từ khóa super trong Java bằng vài ví dụ trợ giúp.

Từ khóa super trong Java được sử dụng trong các subclass để truy cập các thành viên của superclass (hàm tạo, và các phương thức).

Trước khi chúng ta tìm hiểu về từ khóa super, hãy đảm bảo rằng bạn đã nắm chắc khái niệm về tính kế thừa trong Java.

1. Các cách sử dụng của từ khóa super

Dùng để gọi các phương thức của superclass được ghi đè trong subclass.

Dùng để truy cập các thuộc tính (dữ liệu) của superclass nếu cả superclass và subclass có các thuộc tính cùng tên vớii nhau.

Để gọi hàm tạo no-arg (default) hoặc hàm tạo được tham số hóa của superclass từ hàm tạo của subclass. 

Hãy cùng tìm hiểu từng cách dùng.

2. Truy cập các phương thức bị ghi đè của superclass

Nếu các phương thức cùng tên được định nghĩa trong cả superclass và subclass, phương thức trong subclass sẽ ghi đè lên phương thức trong super class. Đây được gọi là ghi đè phương thức trong Java.

Ví dụ 1: Ghi đè phương thức

/**
* Cafedev.vn - Kênh thông tin IT hàng đầu Việt Nam
*
* @author cafedevn
* Contact: cafedevn@gmail.com
* Fanpage: https://www.facebook.com/cafedevn
* Instagram: https://instagram.com/cafedevn
* Twitter: https://twitter.com/CafedeVn
* Linkedin: https://www.linkedin.com/in/cafe-dev-407054199/
*/

class Animal {

  // overridden method
  public void display(){
    System.out.println("I am an animal");
  }
}

class Dog extends Animal {

  // overriding method
  @Override
  public void display(){
    System.out.println("I am a dog");
  }

  public void printMessage(){
    display();
  }
}

class Main {
  public static void main(String[] args) {
    Dog dog1 = new Dog();
    dog1.printMessage();
  }
}

Kết quả 

I am a dog

Trong ví dụ này, bằng cách tạo ra các đối tượng dog1 của class Dog , chúng ta có thể gọi phương thức printMessage() mà sau đó sẽ thực thi lệnh trong phương thức display(). 

Do phương thức display() đều được định nghĩa trong các class, phương thức này của subclass Dog sẽ ghi đè lên phương thức của superclass Animal. Do đó, phương thức display() của subclass sẽ được gọi.

Điều gì xảy ra nếu cần gọi phương thức được ghi đè trong superclass? 

Chúng ta sử dụng super.display() nếu cần gọi phương thức display() bị ghi đè trong superclass Animal

Ví dụ 2: Từ khóa super để gọi phương thức trong superclass.

/**
* Cafedev.vn - Kênh thông tin IT hàng đầu Việt Nam
*
* @author cafedevn
* Contact: cafedevn@gmail.com
* Fanpage: https://www.facebook.com/cafedevn
* Instagram: https://instagram.com/cafedevn
* Twitter: https://twitter.com/CafedeVn
* Linkedin: https://www.linkedin.com/in/cafe-dev-407054199/
*/

class Animal {

  // overridden method
  public void display(){
    System.out.println("I am an animal");
  }
}

class Dog extends Animal {

  // overriding method
  @Override
  public void display(){
    System.out.println("I am a dog");
  }

  public void printMessage(){

    // this calls overriding method
    display();

    // this calls overridden method
    super.display();
  }
}

class Main {
  public static void main(String[] args) {
    Dog dog1 = new Dog();
    dog1.printMessage();
  }
}

Kết quả là:

I am a dog
I am an animal

Đây là cách chương trình trên hoạt động.

3. Truy cập các thuộc tính của superclass

Superclass và subclass có thể có các thuộc tính cùng tên. Chúng ta sử dụng từ khóa super để truy cập các thuộc tính của superclass.

Ví dụ 3: Truy cập thuộc tính của superclass

/**
* Cafedev.vn - Kênh thông tin IT hàng đầu Việt Nam
*
* @author cafedevn
* Contact: cafedevn@gmail.com
* Fanpage: https://www.facebook.com/cafedevn
* Instagram: https://instagram.com/cafedevn
* Twitter: https://twitter.com/CafedeVn
* Linkedin: https://www.linkedin.com/in/cafe-dev-407054199/
*/

class Animal {
  protected String type="animal";
}

class Dog extends Animal {
  public String type="mammal";

  public void printType() {
    System.out.println("I am a " + type);
    System.out.println("I am an " + super.type);
  }
}

class Main {
  public static void main(String[] args) {
    Dog dog1 = new Dog();
    dog1.printType();
  }
}

Kết quả là:

I am a mammal
I am an animal

Trong ví dụ này, chúng ta đã định nghĩa thuộc tính instance chung là type trong cả superclass Animal và subclass Dog.

Sau đó chúng ta đã tạo ra một đối tượng dog1 của class Dog và sử dụng đối tượng này để gọi phương thức printType(). 

Bên trong phương thức printType(),

Type()chỉ thuộc tính của subclass Dog.

super.type chỉ thuộc tính của superclass animal.

Do đó, System.out.println(“I am a ” + type); sẽ in ra kết quả I am a mammal

Và, System.out.println(“I am an ” + super.type); sẽ in ra kết quả I am an animal.

4. Việc sử dụng từ khóa super để truy cập hàm tạo trong superclass

Như đã biết, khi một đối tượng của một class được khởi tạo, hàm tạo mặc định của nó sẽ được gọi tự động.

Để gọi hàm tạo của superclass từ hàm tạo của subclass hiện lên, chúng ta sử dụng từ khóa super(). Đây là một dạng đặc biệt của từ khóa super. Super() chỉ có thể được sử dụng ở bên trong hàm tạo của subclass và phải là lệnh đầu tiên.

Ví dụ 4: Cách sử dụng super

/**
* Cafedev.vn - Kênh thông tin IT hàng đầu Việt Nam
*
* @author cafedevn
* Contact: cafedevn@gmail.com
* Fanpage: https://www.facebook.com/cafedevn
* Instagram: https://instagram.com/cafedevn
* Twitter: https://twitter.com/CafedeVn
* Linkedin: https://www.linkedin.com/in/cafe-dev-407054199/
*/

class Animal {

  // default or no-arg constructor of class Animal
  Animal() {
    System.out.println("I am an animal");
  }
}

class Dog extends Animal {

  // default or no-arg constructor of class Dog
  Dog() {

    // calling default constructor of the superclass
    super();

    System.out.println("I am a dog");
  }
}

class Main {
  public static void main(String[] args) {
    Dog dog1 = new Dog();
  }
}

Kêt quả là:

I am an animal
I am a dog

Ở đây, khi một đối tượng dog1 của class Dog được tạo ra, nó sẽ tự động gọi hàm tạo default hoặc hàm tạo no-arg của class đó. 

Bên trong hàm tạo của subclass, câu lệnh super() gọi hàm tạo của superclass và thức thi các lệnh bên trong đó. Do đó, chúng ta mới nhận được kết quả I am an animal.

Luồng chương trình sau đó sẽ quay trở lại hàm tạo của subclass và thực thi các lệnh còn lại. Do đó, I am a dog được in ra. 

Tuy nhiên, việc sử dụng super() là điều không bắt buộc. Thậm chí nếu không sử dụng super() trong hàm tạo của subclass, trình biên dịch sẽ gọi ẩn hàm tạo default của superclass.

5. Vậy, tại sao phải sử dụng code đầy đủ nếu trình biên dịch tự động khởi tạo super?

Điều này được đòi hỏi nếu hàm tạo có tham số (một hàm tạo nhận đối số) của superclass cần được gọi từ hàm tạo của subclass.

super() có tham số luôn luôn phải là lệnh đầu tiên trong thân của hàm tạo của subclass, ngược lại, chúng ta sẽ bị lỗi biên dịch.

Ví dụ 5: Gọi hàm tạo tham số hóa sử dụng super()

/**
* Cafedev.vn - Kênh thông tin IT hàng đầu Việt Nam
*
* @author cafedevn
* Contact: cafedevn@gmail.com
* Fanpage: https://www.facebook.com/cafedevn
* Instagram: https://instagram.com/cafedevn
* Twitter: https://twitter.com/CafedeVn
* Linkedin: https://www.linkedin.com/in/cafe-dev-407054199/
*/

class Animal {

  // default or no-arg constructor
  Animal() {
    System.out.println("I am an animal");
  }

  // parameterized constructor
  Animal(String type) {
    System.out.println("Type: "+type);
  }
}

class Dog extends Animal {

  // default constructor
  Dog() {

    // calling parameterized constructor of the superclass
    super("Animal");

    System.out.println("I am a dog");
  }
}

class Main {
  public static void main(String[] args) {
    Dog dog1 = new Dog();
  }
}

Kết quả là:

Type: Animal
I am a dog

Trình biên dịch có thể tự động gọi hàm tạo no-arg. Tuy nhiên, nó không thể gọi các hàm tạo có tham số. 

Nếu phải gọi một hàm tạo có tham số, chúng ta cần định nghĩa nó rõ ràng trong hàm tạo của subclass. 

Chú ý rằng, trong ví dụ trên, chúng ta gọi hàm tạo super(“Animal”) được tham số một cách rõ ràng. Trình biên dịch không gọi hàm tạo default của superclass trong trường hợp này.

Đăng ký kênh youtube để ủng hộ Cafedev nha các bạn, Thanks you!